PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KINH MÔN
TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG XUYÊN

Chiều ngày 22/12/2022, trường  Tiểu học Long Xuyên tổ chức hội thi kéo co giữa các khối, lớp trong nhà trường. Đây là một trong những hoạt động do nhà trường và Đoàn đội tổ chức chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/2022

          Hoạt động nhằm đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao của trường ngày một lớn mạnh, tạo môi trường, sân chơi lành mạnh bổ ích, góp phần rèn luyện thể chất, ý chí , tinh thần đoàn kết, khơi dậy niềm vinh dự tự hào của mỗi học sinh.

          Trong suốt quá trình thi đấu, các đội đều tham gia với tinh thần đoàn kết, hăng hái, cố gắng hết mình. Các đội thi đấu cũng nhận được sự cổ vũ nhiệt tình từ phía các học sinh lớp mình, các chi đoàn bạn và cả các thầy cô giáo.

Dưới đây là một số hình ảnh tiêu biểu:


 

Tháng 11 lại về trong không khí hân hoan của cả nước hướng về ngày nhà giáo Việt nam 20/11, ngày mà cả xã hội với tấm lòng trân trọng tôn vinh công lao cao cả đối với nhà giáo, chúng ta ai cũng có một niềm tin yêu của một thời thơ ấu tuổi học trò, những tâm hồn trong trắng tuổi học trò cũng đang suy nghĩ về thầy cô kính mến của mình với lòng biết ơn sâu đậm và niềm tôn kính vô hạn.

     Dân tộc Việt Nam ta vốn có truyền thống "Tôn sư, trọng đạo" bởi người thầy đã góp phần hun đúc nên tâm hồn Việt Nam qua các thời kỳ, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai dân tộc. Trong xã hội xưa, vị trí người thầy đã được đặt rất cao. Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị xét theo cấu trúc "Quân - Sư - Phụ" nhà giáo được xếp dưới vua nhưng trên cha mẹ. Ca dao cũng có câu: "Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy". Trong chế độ mới, người thầy được tôn vinh là: "Kỹ sư tâm hồn", nghề dạy học là: "Nghề cao quy nhất trong những nghề cao quý, vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo".

Tháng 11 lại về trong không khí hân hoan của cả nước hướng về ngày nhà giáo Việt nam 20/11, ngày mà cả xã hội với tấm lòng trân trọng tôn vinh công lao cao cả đối với nhà giáo, chúng ta ai cũng có một niềm tin yêu của một thời thơ ấu tuổi học trò, những tâm hồn trong trắng tuổi học trò cũng đang suy nghĩ về thầy cô kính mến của mình với lòng biết ơn sâu đậm và niềm tôn kính vô hạn.

     Dân tộc Việt Nam ta vốn có truyền thống "Tôn sư, trọng đạo" bởi người thầy đã góp phần hun đúc nên tâm hồn Việt Nam qua các thời kỳ, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai dân tộc. Trong xã hội xưa, vị trí người thầy đã được đặt rất cao. Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị xét theo cấu trúc "Quân - Sư - Phụ" nhà giáo được xếp dưới vua nhưng trên cha mẹ. Ca dao cũng có câu: "Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy". Trong chế độ mới, người thầy được tôn vinh là: "Kỹ sư tâm hồn", nghề dạy học là: "Nghề cao quy nhất trong những nghề cao quý, vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo".

Anh hoi nghi